Các công việc thực hiện khi kiểm tra hệ thống báo cháy

kiem-tra-bao-chay

Kiểm tra hệ thống báo cháy là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng. Việc này không chỉ giúp hệ thống báo cháy luôn hoạt động hiệu quả mà còn bảo vệ tài sản và tính mạng con người khi có sự cố xảy ra. Trong bài viết này, PCCC Ninh Bình sẽ chia sẻ quy trình bảo trì hệ thống báo cháy chi tiết và những điều cần lưu ý.

kiem-tra-bao-chay

1. Kiểm tra tủ trung tâm báo cháy

– Kiểm tra tín hiệu và thông số kỹ thuật: Đánh giá bo mạch của trung tâm báo cháy để đảm bảo hoạt động ổn định.

– Kiểm tra bộ phận nguồn: Đảm bảo nguồn cung cấp cho hệ thống báo cháy hoạt động đúng công suất.

– Lập trình lại trung tâm điều khiển: Cập nhật bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím.

– Làm sạch tủ: Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi để tránh các sự cố do bụi bẩn gây ra.

– Kiểm tra tổng thể: Test toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã hoàn thành bảo dưỡng.

2. Kiểm tra hệ thống tin hiệu

– Kiểm tra hệ thống cáp : Đánh giá lại toàn bộ hệ thống cáp tín hiệu để đảm bảo không có hỏng hóc.

– Xác định độ bền và các mối nối: Kiểm tra độ bền và thêm các mối nối mới vào bản vẽ sơ đồ thiết bị.

3. Kiểm tra các loại đầu báo trong hệ thống

– Kiểm tra nguồn và dây tín hiệu: Đảm bảo các bộ phận này hoạt động tốt.

– Làm sạch và đo thông số kỹ thuật: Lau chùi tiếp điểm, đo các thông số kỹ thuật, và test khả năng hoạt động của đầu dò.

4. Kiểm tra đèn báo

– Kiểm tra tín hiệu và nguồn cung cấp: Đánh giá các bộ phận này để đảm bảo đèn hiển thị hoạt động chính xác.

– Làm sạch đèn chớp: Lau chùi bụi bẩn và các tiếp điểm để đèn chớp luôn sáng rõ.

5. Kiểm tra chuông báo cháy

– Kiểm tra độ rung và nguồn cung cấp: Đảm bảo chuông báo cháy hoạt động tốt trong mọi tình huống.

– Làm sạch tiếp điểm: Loại bỏ bụi bẩn để duy trì hiệu suất báo cháy.

6. Kiểm tra nút ấn khẩn cấp

– Kiểm tra cung cấp tín hiệu và nguồn: Đảm bảo nút nhấn khẩn hoạt động ngay khi cần thiết.

– Làm sạch và kiểm tra tiếp điểm: Lau chùi bụi bẩn và đảm bảo các đầu nối hoạt động tốt.

7. Bàn giao hướng dẫn nhân

–  Hướng dẫn sử dụng và quản lý hệ thống: Đào tạo lại cho nhân viên phụ trách về cách quản lý và kiểm soát toàn bộ hệ thống báo cháy.

Những lưu ý cần biết khi bảo trì hệ thống báo cháy

– Bảo trì định kỳ : Hệ thống báo cháy cần được bảo trì ít nhất 3 tháng một lần theo quy định của cục cảnh sát PCCC.

– Đơn vị bảo trì uy tín: Việc bảo trì nên được thực hiện bởi các đơn vị có uy tín, đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao.

– Chọn thiết bị chất lượng: Sử dụng các thiết bị báo cháy đảm bảo chất lượng để thay thế những thiết bị hỏng.

Việc kiểm tra hệ thống báo cháy vô cùng quan trọng. Điều này giúp phát hiện kịp thời những sự cố để đưa ra phương án thay thế và sửa chữa. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra hệ thống, đảm bảo hệ thống báo cháy hoạt động hiệu quả khi xảy ra cháy nổ.

Leave Comments

0832311655
0832311655