Bình chữa cháy là một trong những thiết bị PCCC quan trọng không thể thiếu trong việc bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Sử dụng bình chữa cháy đúng cách không chỉ giúp đưa ra phương án xử lý chính xác và kịp thời, mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia chữa cháy. Dưới đây, PCCC Ninh Bình sẽ hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy an toàn và hiệu quả với từng loại bình phổ biến hiện nay
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÌNH CHỮA CHÁY BỘT
Bình chữa cháy bột phổ biến được sử dụng là chiếc bình mang ký hiệu BC hoặc ABC (tương ứng với mà bình mà MFZ hoặc MFZL). Các chữ cái A, B, C trên bình biểu thị “khả năng dập tắt hiệu quả”. Các đám cháy có thể sử dụng bình bột như:
– Đám cháy loại A: Dành cho đám cháy chất rắn như kim loại, gỗ…
– Đám cháy loại B: Phù hợp với đám cháy chất lỏng như xăng dầu, cồn, rượu…
– Đám cháy loại C: Sử dụng cho đám cháy chất khí như gas (khí đốt hoá lỏng)…
Số sau ký hiệu bình thể hiện trọng lượng chất chữa cháy bên trong bình, giúp người sử dụng nhận biết dung tích của bình. Ví dụ như bình MFZ4 là bình chữa cháy chứa loại BC có trọng lượng chất chữa cháy là 4kg
Bình chữa cháy bột có thể dập tắt các đám cháy khác nhau, tuy nhiên, không nên sử dụng cho thiết bị điện – điện tử. Sau khi sử dụng, loại bình này để lại bột chữa cháy, khó vệ sinh và làm hỏng thiết bị điện – điện tử
Phương pháp sử dụng nhanh
– Khi phát hiện đám cháy, di chuyển bình gần ngọn lửa và lắc bình để trộn đều bột bên trong.
– Rút chốt an toàn và bóp cò tay, hướng vòi phun về đám cháy.
– Bóp mạnh cụm van xả để bột chữa cháy được phun ra và quét qua quét lại cho đến khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÌNH CHỮA CHÁY CO2
Bình chữa cháy CO2 thường được sử dụng để dập tắt các đám cháy hiệu quả cao, đặc biệt là các thiết bị điện – điện tử. Bạn có thể tham khảo thêm bình CO2 dùng để chữa đám cháy nào để biết cách sử dụng bình hiệu quả
Phương pháp sử dụng nhanh
– Khi phát hiện đám cháy, di chuyển bình gần ngọn lửa
– Điều chỉnh vòi phun hướng ra ngoài và cố định chắc chắn (bằng cách xoáy ốc)
– Rút chốt an toàn và bóp cò tay, hướng vòi phun về đám cháy và bóp nhẹ van xả để kiểm tra khí có bị xì không.
– Nếu không có vấn đề, bóp mạnh cụm van xả và xịt vào đám cháy, sau đó quét qua lại cho đến khi lửa tắt.
Lưu ý đặc biệt:
– Có rất nhiều hướng dẫn cầm loa phun khi sử dụng bình chữa cháy. Đây là hướng dẫn KHÔNG ĐÚNG. Khí CO2 được nén trong bình có nhiệt độ -79 độ C, khi phun ra ngoài sẽ làm lạnh loa phun. Nếu sử dụng tay cầm trực tiếp loa phun, rất có thể bị bỏng lạnh . Đồng thời, tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với khí CO2 khi phun ra từ trong bình
– Một số đám cháy không nên dùng bình CO2. Có thể kể tới như các đám cháy kim loại dạng kiềm, sắt hóa lỏng, than cốc, phân đạm… để tránh nguy cơ phát sinh khí độc và gây nổ
– Đối với bình CO2 xách tay, cần cố định vòi phun chắc chắc trước khi sử dụng. Đối với bình xe đẩy, phần vòi phun có tay nhánh để cầm nắm lúc sử dụng bình.
– Bình CO2 sẽ không hiệu quả đối với các đám cháy ngoài trời có gió mạnh.
– Trông không gian hẹp, kín, có nhiều người, không nên sử dụng bình CO2 vì khí CO2 sẽ gây ngạt, khó thở (trường trường hợp khẩn cấp, không có phương án thay thế tối ưu khác…)
SỬ DỤNG BÌNH CHỮA CHÁY AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
– Kiểm tra bình chữa cháy định kỳ ít nhất 6 tháng / 1 lần: Kiểm tra tình trạng bình, chất chữa cháy, áp suất (đối với bình bột)…
– Kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các bộ phận hỏng hóc của bình thường xuyên.
– Bảo quản bình ở nơi dễ thấy, dễ lấy. Tránh nơi có nhiệt độ cao.
– Nạp lại bình chữa cháy khi bình đã sử dụng hoặc chất chữa cháy không đạt đủ lượng yêu cầu.
– Mặc dù chất chữa cháy không có khả năng dẫn điện, tuy nhiên, hãy luôn đảm bảo an toàn cho bản thân bằng cách đi ủng và găng tay cách điện khi chữa cháy các đồ vật nối với nguồn điện cao thế.
Bằng cách nắm vững các phương pháp sử dụng và bảo quản bình chữa cháy, chúng ta có thể đảm bảo an toàn tối đa khi phải đối mặt với nguy cơ cháy nổ. Hãy luôn sẵn lòng và biết cách ứng phó để bảo vệ mình và cộng đồng xung quanh.