slide2slide1

CÁCH TÍNH LƯU LƯỢNG MÁY BƠM CHỮA CHÁY VÀ KHỐI TÍCH BỂ NƯỚC CHỮA CHÁY

CÁCH TÍNH LƯU LƯỢNG MÁY BƠM CHỮA CHÁY VÀ KHỐI TÍCH BỂ NƯỚC CHỮA CHÁY

CÁCH TÍNH LƯU LƯỢNG MÁY BƠM CHỮA CHÁY VÀ KHỐI TÍCH BỂ NƯỚC CHỮA CHÁY

Đối với công trình hạng D và E
 

         Bạn là chủ nhà xưởng, chủ công trình xây dựng. Lĩnh vực thiết kế thi công pccc đã có đơn vị chuyên thi công, thiết kế pccc lo. Nhưng trước khi muốn nhờ đến đơn vị chuyên nghiệp bạn vẫn muốn tính toán sơ bộ xem công trình của mình cần dùng loại máy bơm bao nhiêu, bể chứa nước hiện tại có phù hợp làm bể nước chữa cháy không? PCCC Tràng An xin được chia sẻ chút kinh nghiệm cũng như tiêu chuẩn thiết kế, tính toán lưu lượng máy bơm và khối tích bể  chứa nước chữa cháy. 

Trước tiên ta sẽ tính toán lưu lượng nước chữa cháy. 

Lưu lượng nước chữa cháy gồm 2 phần: 

Lưu lượng nước chữa cháy vách tường và lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà. 

Trước tiên ta tính toán lưu lượng nước chữa cháy vách tường. 

Tính toán lưu lượng nước chữa cháy vách tường:

(Kiểm tra theo bảng 14, 15 TCVN 2622:1995)

– Số lượng họng tính toán: 02 họng chữa cháy đồng thời.

– Lưu lượng thiết kế mỗi họng :     2,5 l/s.

– Yêu cầu áp lực tại mỗi họng        :     2,5 at (06 m.c.n)

– Thể tích nước phục vụ chữa cháy và làm mát trong 3 giờ với lưu lượng 5l/s:    

Đổi đơn vị: 1l/s =3,6m3/h. Ta có.                     

 Qvách tường = 2×2,5= 5 lít/s x3,6 = 18 m3/giờ.

Tính toán lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài xưởng của hệ thống cấp nước chữa cháy:

– Lượng nước cho 01 đám cháy được tính toán theo bảng 13 TCVN 2622-1995.

– Số lượng đám cháy đồng thời         :    1

– Lưu lượng nước cho đám cháy        :    10 l/s

– Áp lực tại họng phun            :    ≥1 at (10  m.c.n)

Qua đó ta tính lưu lượng nước chữa cháy ngoài xưởng như sau:                   

 Qngoài xưởng = 10 x 3,6 = 36 m3/gờ

Dựa vào lưu lượng nước chữa cháy vách tường và lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà ta tính được lưu lượng bơm chữa cháy.

Xác định lưu lượng bơm chữa cháy:

Lượng nước chữa cháy được sử dụng lớn nhất khi có đám cháy xảy ra bên trong nhà xưởng, lúc đó cả 02 hệ thống cấp nước đều hoạt động: vách tường + họng chữa cháy hỗ trợ bên ngoài nhà. Tổng lưu lượng nước chữa cháy lớn nhất khi đó là:

Q = Qvách tường + Qngoài xưởng  = 18 + 36 = 54 m3/giờ

Như vậy ta đã tính tính được lưu lượng máy bơm chữa cháy. Bây giờ ta sẽ tính toán chiều cao cột áp máy bơm. 

Tính toán chiều cao cột áp và lựa chọn máy bơm :

1.1. Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường 

Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường của Công trình được thiết kế như sau:

– Mạng đường ống chữa cháy được sử dụng là ống thép tráng kẽm chịu áp lực các loại.

– Số họng nước chữa cháy cần dùng cho Công trình: Căn cứ điều 10. 14 TCVN 2622 – 1995 (Bảng 14): mỗi điểm cháy bất kỳ trong công trình phải có 2 lăng (họng) phun tới, lưu lượng của mỗi họng là 2,5 l/s.

*/ Các bước tính toán thuỷ lực hệ thống đường ống.

– Xác định lưu lượng và số lăng chữa cháy: Bảng 14 của TCVN 2622 – 1995.

– Lưu lượng nước chữa cháy trong nhà: QCCT = nl.ql

Trong đó: nl – số lượng lăng chữa cháy phun cùng một lúc.

                 ql – lưu lượng nước của một lăng.

Þ QCT1 = 2. 2,5 = 5 l/s.

Như tiêu chuẩn 2622 tra ở trên thì lưu lượng ngoài nhà là 10l/s, yêu cầu 2 họng chữa cháy đồng thời nên tổng lưu lượng ngoài nhà là: 

•    Qngoài nhà = 20 l/s

+ Vậy lưu lượng cần thiết của hệ thống chữa cháy:  Q= Q vách tường + Q ngoài nhà = 5+20 = 25 l/s

+ Các đoạn ống từ trạm bơm đến trục đứng d = 100mm; ống trục đứng thông tầng d = 100mm; ống ra họng nước chữa cháy có: d = 65mm; d = 50 mm.

+ Cột áp cần thiết của máy bơm là:

              HB = (Hđh +  Hl +Hw ) x1.2

*    Hl: Cột áp tự do cần thiết đầu lăng.

 Tra tại mục 6.19 TCVN 4513-1988. Ta được với ql=2,5 l/s ta có Hl= 21 m.c.n

*    Hđh: Độ cao đặt lăng cao nhất so với trục bơm: Hđh= 1.25 m.

*    Hw = Hd + Hc + Hv (Tổng tổn thất cột áp trên hệ thống chữa cháy).

   Hd  =  q2x L x A (tổn thất theo chiều dài đường ống)

 Với : q lưu lượng nước vận chuyển trên đoạn ống đó

      L chiều dài đường ống

      A Sức cản của đường ống 

 (Với D100 thì A=0.000267; D65 thì A= 0.002993)

Tra tại mục 6.15 bảng 14 TCVN 4513-1988.

Theo bản vẽ chiều dài các đường ống ví dụ như sau:

D100 = 45m; D65 = 12m;

* Hd1=  q2 x L x A (tổn thất theo chiều dài trên đoạn đường ống D100)

    = 25 x 45 x 0,000627 = 0.7 (m)

* Hd2 =  q22 x L x A (tổn thất theo chiều dài trên đoạn đường ống D65)

    = 25 x 12 x 0.002993= 0.89 (m)

 Þ Hd  =  Hd1 + Hd2 = 0.7+0.89= 1.6 (m) 

*    Hc  = Hd x 20% = 1.6 x 20% = 0.32 (m) tổn thất cục bộ trên mạng đường ống (được lấy bằng 20% Hd ).

Hv  = Hvan = S.qct2 (tổn thất qua cụm van kiểm tra)               

    S – Hệ số đặc tính của van, đối với van BC – 100 thì S = 0,00302. 

(Tra bảng 7 TCVN 7336 -2003)

qct – lưu lượng nước cần thiết, qct = 35 l/s.

Hv = 0,00302×322 = 3.09(m).

Þ Hw = Hd + Hc + Hv  = 1.6+0.32+3=5.02 (m) lấy 5 (m)

          Þ Cột áp cần thiết của máy bơm:

     Hb = (Hđh +  Hl +Hw ) x1.2

          = (1.25 + 21 + 5) X1,15 =   31.3 (m) lấy tròn 31.3 M.C.N

Vậy công suất của bơm là: Q=54m3/h – H=31.3mcn 

Như vậy ta đã tính toán được công suất máy bơm. Dựa vào công suất máy bơm ta tính được Thể tích  bể nước.

Tính thể tích bể nước: Lượng nước phải đảm bảo chữa cháy được trong 3h do đó.

Vcc= Qnnx3 giờ + Qvt*3 giờ = 18*3+36*3 = 162 m3

Vậy khối tích bể nước chữa cháy là: 162 m3

Quý khách hàng muốn tư vấn cụ thể hơn cho công trình của mình hãy nhấc máy lên và điện ngay cho chúng tôi. 

PCCC TRÀNG AN

VPGD: 168 Đường Nguyễn Công Trứ, TP Ninh Bình

Hotline: 0962.375.375

Email: pccctrangan@gmail.com

Gửi phản hồi

 

Tin mới
Tin cũ hơn
Thống kê truy cập
Bạn cần biết
  • Tập huấn chữa cháy bình gas
  • Sử dụng bình chữa cháy dập lửa bình gas
  • Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy bột và khí CO2
Sản phẩm
Trượt trái
PCbentrai
^ Về đầu trang